Thở bóng
Thở bóng là kiểu thở nước cơ bản và sự quan trọng là nắm được nhịp lên xuống, hít vào thở ra một cách nhịp nhàng. Bạn hãy đứng cạnh thành bể hoặc chỗ nước nông. Há miệng lấy hơi, hạ thấp người để phần đầu, phần thân chìm xuống nước. Khi ở dưới nước sẽ đẩy hơi ra bằng mũi, miệng ngậm. Sau đó, đẩy phần đầu lên và há miệng lấy hơi vào. Thực hiện động tác lặp đi lặp lại, kết hợp đồng thời nhịp hít vào thở ra. Khi trồi lên thì hít vào và ngụp xuống thì thở ra.
Hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi là nguyên tắc mà bạn cần phải nhớ, tại vì khi trồi lên sẽ có dòng nước chảy từ trên đầu xuống. Nếu hít vào dễ gây sặc khó chịu. Lúc này nên dùng miệng vì dễ dàng hả rộng lấy hơi hơn rất nhiều. Lưu ý là hãy giữ tư thế thẳng, ngụp xuống hơi gục đầu và chúi về phía trước. Tuyệt đối không ngửa về sau khiến nước vào miệng gây sặc. Hãy làm động tác lên xuống nhịp nhàng và thả lỏng cơ thể, không gồng người căng cứng.
Thở nghiêng đầu
Khi đã quen với bài tập 1, hãy kết hợp thêm hình thức thở nghiêng đầu. Bám một tay lên thành bể và giữ cánh tay luôn vuông góc trong suốt quá trình thực hiện. Tay còn lại để sát người, chắp xuôi. Hít vào thở ra như bài tập số 1 nhưng thay vì lên xuống theo phương thẳng đứng thì xoay người, nghiêng đầu. Thò miệng lên mặt nước và hít hơi vào.
Khi thở ra, mặt hướng về phía mặt nước, mắt nhìn xuống đáy bể và đầu nghiêng sao cho cằm sát ngực. Khi xoay người hít vào, đầu hơi khép lại. Giữ đỉnh đẩu thấp luôn chạm cánh tay phía trước. Đầu phải ngập một nửa chứ không nhô hẳn ra khỏi mặt nước khi nghiêng lấy không khí. Kỹ thuật thở này khó hơn bài số 1 vì cần sự kết hợp của động tác quay người, ngẩng đầu há miệng sang một bên thở và vị trí miệng sát mặt nước.
Cảm nhận độ nổi
Khi đã quen với nhịp điệu hít thở như là một phản xạ tự nhiên, hãy thử bài tập này để cảm nhận về độ nổi của cơ thể. Đứng tại chỗ nông, sau khi lấy hơi bạn hãy ngụp xuống và điều tiết thở ra chậm rãi. Khi không khí còn đầy trong phổi thì bạn sẽ thấy cơ thể rất nổi. Đến khi không khí đẩy hết dần ra ngoài, độ nổi giảm thì bạn sẽ bị chìm. Gần hết hơi thì hãy trồi lên, lấy hơi để thực hiện chu kỳ tiếp theo.
Lấy hơi khi ở chỗ sâu
Nên chọn vị trí gần thành bể, chỗ có thể bám víu để an toàn hơn hoặc thực hiện động tác tại nơi có sự kiểm soát của bạn bè, huấn luyện viên, người cứu hộ để họ có thể sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Cách tập là bạn đứng dưới đáy bể và bật nhẹ lên. Khi đầu trồi lên khỏi mặt nước thì lấy hơi nhanh và chìm xuống. Bật nhẹ lên khi chân chạm đáy.
Quá trình thực hiện động tác cần phải có sự điều tiết đẩy hơi ra từ từ sao cho đồng bộ với nhịp lên xuống. Mỗi lần lấy hơi vào, cơ thể bạn cần có đủ dưỡng khí cho khoảng thời gian tương đối dài để thoải mái chìm xuống đáy và làm thao tác bật lên. Ngoài ra, dùng tay kết hợp đẩy nước nếu muốn nhịp lên xuống nhanh hơn. Đẩy hướng lên trên để cơ thể chìm xuống và ngược lại khi muốn trồi lên. Hãy thực hiện một cách bình tĩnh, không vội vàng, luống cuống và vùng vẫy sẽ khiến bạn dễ bị hoảng loạn tâm lý, nhanh kiệt sức.
Kết luận
Hy vọng rằng, những thông tin mà CITIGYM chia sẻ đã góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn các bài tập thở khi bơi lội. Nắm vững nhịp thở sẽ là bí quyết thực hiện bơi an toàn và hiệu quả. Nếu bạn có câu hỏi gì thắc mắc về các bài tập luyện thể thao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé! CITIGYM luôn cập nhật những thông tin về chế độ ăn uống, tập thể thao mới nhất mỗi ngày.
- Xem thêm các bài viết: Giảm cân, Chế độ Dinh dưỡng, Tập luyện