Rách sụn chêm đầu gối là gì?
Rách sụn chêm đầu gối là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong quá trình tập luyện. Sụn chêm có chức năng ổn định khớp gối, bảo vệ xương không bị hao mòn, giảm xóc khi di chuyển cơ thể,…Tuy nhiên, chỉ cần một tác động mạnh như tai nạn giao thông, cú xoay đầu gối đột ngột trong tập luyện và chơi thể thao cũng có thể dẫn tới rách sụn chêm đầu gối.
Sụn chêm được chia thành 3 phần sừng trước, thân giữa và sừng sau. Do đó chấn thương cũng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, hình thái cũng sẽ khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến rách sụn chêm đầu gối?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rách sụn chêm đầu gối. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, mời bạn tham khảo.
Đối với trẻ em: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương này là chơi thể theo, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông bị tác động mạnh đến đầu gối. Trẻ em thường bị chấn thương bởi tình trạng gối gấp, chăn bị vặn xoắn.
Đối với người lớn: Nguyên nhân dẫn tới rách sụn chêm đầu gối là do chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Với những người lớn tuổi, còn do vấn đề thoái hóa xương. Ngoài ra, khi đang ngồi mà đột ngột đứng dậy ở tư thế chân hơi vặn cũng dễ dẫn đến rách sụn chêm đầu gối.
Rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không?
Sẽ có nhiều cấp độ chấn thương tùy vào vị trí rách, dẫn đến khả năng hồi phục khác nhau.
-
Rách sụn chêm ngoài độ 1: Đây là khu vực có nhiều mạch máu, khi bị rách vận có khả năng hồi phục.
-
Rách sụn chêm trong độ 2: Đây là tình trạng ở mức khá nặng, ở khu vực này mạch máu cũng giảm dần. Mặc dù vậy, tình trạng bị rách này vẫn có thể lành như không bằng độ 1.
-
Rách sụn chêm trong độ 3: Đây là tình trạng nặng nhất, vì vùng này không được cung cấp máu nuôi. Do đó, nếu bị ở khu vực này phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương.
Từ những cấp độ tổn thương trên nếu người bệnh không kịp thời điều trị dễ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động. Một số hoạt động bình thường như đi lại, co duỗi đầu gối, nghiêng người đều sẽ bị đau đầu gối dữ dội. Nếu cơn đau kéo dài, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ teo cơ tứ đầu đùi, lúc này người bệnh không thể đi lại hay duỗi thẳng chân được.
Trường hợp nặng nhất là tình trạng sụn chêm bị hư hại nặng, dẫn tới khớp gối bị hư hoàn toàn. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng, phù tủy xương,…Do đó, nếu như có dấu hiệu bị rách sụn chêm đầu gối, bạn cần đến bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm đầu gối
Khi vừa mới bị chấn thương rách sụn chêm đầu gối, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường và không có dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Khi sụn chêm vừa mới rách, bạn có thể nghe được tiếng nổ, những dấu hiệu này thường ít ai quan tâm. Sau từ 2 – 3 ngày những cơn đau sẽ dần xuất hiện, biểu hiện nhất là đầu gối bắt đầu đau và sưng, các hoạt động co duỗi khớp gối sẽ khó khăn hơn. Khi vận động còn có cảm giác lục cục từ trong khớp dối, đau nhức khi ấn tay vào, di chuyển khó khăn.
Ngay khi có những triệu chứng kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về chấn thương rách sụn chêm đầu gối. Để tránh chấn thương, bạn cần vận động đúng cách. Trường hợp, nếu có dấu hiệu cần đến bác sỹ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng sau này. Để vận động thể dục, thể thao đúng cách, hạn chế tối đa những chấn thương, đến ngay CITYGYM để được huấn luyện viên hướng dẫn.
- Xem thêm các bài viết: Giảm cân, Chế độ Dinh dưỡng, Tập luyện