Nguyên nhân gây nọng cằm
Nọng cằm là tình trạng xuất hiện khi có lớp mỡ hình thành dưới cằm. Nọng cằm thường là hậu quả của việc tăng cân. Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân khác có thể gây nọng cằm. Chẳng hạn như:
- Tuổi tác: tuổi tác cao dẫn đến tình trạng bị lão hóa, từ đó làn da mất đi tính đàn hồi và có thể chảy xệ. Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành nọng cằm.
- Di truyền: nếu độ đàn hồi da kém và người trong gia đình có nọng cằm thì khả năng cao bạn sẽ gặp phải vấn đề này.
- Tư thế xấu: nếu bạn giữ một tư thế đè nén cổ trong một thời gian dài thì vùng da xung quanh đó sẽ bị mất tính đàn hồi. Từ đó khiến các cơ bị suy yếu và xuất hiện nọng cằm.
- Chế độ dinh dưỡng: thường xuyên nạp quá nhiều thực phẩm có chứa lượng calo cao như bánh kẹo, thức ăn nhanh… sẽ khiến cơ thể tích mỡ, tăng cân. Từ đó nhanh chóng hình thành nọng cằm.
Cách giảm nọng cằm giúp sở hữu khuôn mặt thon gọn
Để xử lý nọng cằm, bạn có thể áp dụng thói quen nhai cho cơ hàm, uống nhiều nước, chườm mặt bằng chai nước ấm, đi đứng đúng tư thế, nằm gối thấp vừa cổ… Ngoài ra, để giảm nọng cằm hiệu quả và nhanh chóng bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà.
Bài tập hôn trần nhà
Bài tập này với cách thực hiện đơn giản, có tác dụng giúp khuôn mặt thon gọn và đánh bay nọng cằm. Cách thực hiện bài tập hôn trần nhà:
- Ngửa đầu ra sau, mắt nhìn hướng lên trần nhà. Chu môi lên cao hết mức có thể và giữ nguyên tư thế khoảng 3 - 5s.
- Cảm nhận cơ tại cằm và cổ căng ra rồi thư giãn môi, trở lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện lại động tác nhiều lần, có thể là 20 lần một hiệp.
Kéo căng cổ sang 1 bên
Kéo căng cổ sang 1 bên là bài tập có thể giúp bạn đánh bay nọng cằm một cách hiệu quả. Cách thực hiện bài tập kéo căng cổ sang 1 bên như sau:
- Ngồi trên thảm tập, vòng tay phải qua đỉnh đầu, đầu cúi về phía vai.
-Sử dụng lực từ tay phải nhẹ nhàng ấn đầu xuống vai cùng bên.
- Giữ nguyên tư thế từ 10 - 15s.
- Thả lỏng tay rồi trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với bên trái còn lại.
Lè lưỡi
Bài tập lè lưỡi rất đơn giản, bạn có thể thực hiện tại bất cứ nơi đâu, đem lại hiệu quả giảm nọng cằm cao. Cách thực hiện bài tập lè lưỡi:
- Đứng hoặc có thể ngồi ở một vị trí thoải mái nhất. Mở rộng miệng, đưa lưỡi ra hết mức có thể để cảm nhận được cằm và cổ đang thắt chặt.
- Giữ nguyên vị trí đó của lưỡi trong 10 nhịp đếm.
- Thư giãn, trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác như trên.
Nâng đầu
Bài tập nâng đầu với cách thực hiện đơn giản, có tác dụng hỗ trợ giảm nọng cằm hiệu quả. Cách thực hiện bài tập nâng đầu:
- Nằm thoải mái trên chiếc giường của bản thân. Từ từ nâng và uốn đầu về phía ngực hết mức có thể đồng thời vai vẫn giữ cố định trên giường.
- Giữ cố định tư thế đó trong 15 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
- Lắp lại động tác bài tập nâng đầu nhiều lần để đạt hiệu quả giảm nọng cằm.
Bài tập chữ O
Để xử lý nọng cằm, bạn có thể áp dụng thêm bài tập chữ O. Bài tập với động tác dễ thực hiện như sau:
- Ngửa đầu ra sau, mắt nhìn hướng lên trần nhà. Căng 2 má, khép môi và phồng má sao cho tạo thành hình chữ O.
- Giữ nguyên tư thế trong 20 giây để cảm thấy sự co cơ của hai bên cổ dưới quai hàm.
- Thư giãn miệng, hạ thấp cằm rồi tiếp tục lặp lại động tác.
Kết luận
Ngoài các bài tập, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nọng cằm. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây mọng nước vào thực đơn hàng ngày. Nhớ áp dụng tập luyện và chế độ dinh dưỡng phù hợp để sớm đạt mục tiêu giảm nọng cằm nhé!
- Xem thêm các bài viết: Giảm cân, Chế độ Dinh dưỡng, Tập luyện