11-04-2024
Chuột rút là hiện tượng rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến người bơi bị chết đuối. Dù là người mới tập hay vận động viên chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng này. CITIGYM chia sẻ đến bạn các thông tin về lý do và cách khắc phục tình trạng chuột rút giúp tập luyện bơi lội hiệu quả, an toàn qua bài viết sau.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng chuột rút khi bơi

Quá trình bơi lội sẽ có sự phối hợp liên tục, nhịp nhàng giữa các bộ phận để giúp di chuyển trong nước. Chuột rút thường xảy ra tại các vị trí bàn chân, ngón chân, bắp chân hay một số người gặp phải hiện tượng này ở bụng, đùi, hông, bàn tay…Dưới đây là một số lý do khiến người bơi xảy ra tình trạng chuột rút nguy hiểm:

Bơi sai kỹ thuật

Khi hoạt động bơi lội trong thời gian dài, cố gắng bứt tốc nhưng kỹ thuật không đảm bảo sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Lúc này, hiện tượng chuột rút dễ xảy ra. Bên cạnh đó, những người chưa biết cách dùng lực đạp chân phù hợp, hoạt động quá mạnh có thể kích thích thần kinh cơ, gây chuột rút bắp chân, bàn chân và gân khoeo.

Trước khi bơi không thực hiện khởi động kỹ lưỡng

Khi bỏ qua các động tác khởi động, người bơi lội dễ gặp phải tình trạng thiếu máu cục bộ và oxy, làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh. Điều này làm cơ thể tăng nguy cơ bị chuột rút. Không khởi động kỹ trước khi bơi còn khiến bạn dễ gặp phải các chấn thương như cứng khớp, giãn dây chằng, trật khớp,…do các bộ phận chưa quen với nhịp độ tập luyện.

Tình trạng mỏi cơ

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bơi gặp phải chuột rút đó là mỏi cơ. Nó thường xảy ra đối với người mới học bơi hoặc luyện tập liên tục thời gian dài, cường độ cao. Cơ bắp sẽ tăng tích tụ acid lactic, dẫn đến đau nhức mỏi cơ khi hoạt động bơi lội diễn ra liên tục. Tuần hoàn máu không thể đáp ứng đủ nhu cầu oxy. Bên cạnh đó, tăng cao acid lactic cũng làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu hệ thần kinh, rối loạn khả năng co duỗi làm tăng tình trạng chuột rút xảy ra. 

Nhiệt độ nước khi bơi quá lạnh

Khi thời tiết thay đổi hoặc khu vực bơi có nền nhiệt thấp hơn chính là nguyên nhân khiến người bơi lội dễ gặp phải tình trạng chuột rút khi hoạt động dưới nước hồ quá lạnh. Nhiệt độ thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, thiếu oxy và giảm tuần hoàn cơ bắp. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh làm giảm hoạt động tín hiệu thần kinh, cơ dễ bị co rút và sốc nhiệt dẫn đến tình trạng chuột rút.

Thiếu dưỡng chất khiến cơ thể xảy ra chuột rút

Hoạt động hệ thần kinh, cơ bắp và tuần hoàn máu trong có thể bị ảnh hưởng nếu thiếu hụt dưỡng chất như Canxi, Magie, Vitamin B12, Vitamin B6…Điều này khiến bạn dễ bị chuột rút khi bơi cho dù đã khởi động và bơi đúng kỹ thuật. Ngoài ra, thiếu các chất dinh dưỡng rất nguy hiểm. Nó sẽ khiến bạn đau nhức, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.

Cơ thể mất nước và điện giải

Người bơi lội thường mất nước, điện giải nhiều hơn so với các bộ môn thể thao khác do môi trường nước không cảm thấy nóng. Bạn nghĩ rằng không đổ mồ hôi nhưng quá trình này vẫn diễn ra làm cơ thể mất nước, điện giải. Điều này làm hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị gián đoạn, các cơ co lại làm xuất hiện tình trạng chuột rút khi bơi.

Giải pháp khắc phục chuột rút hiệu quả

Việc phòng ngừa tình trạng chuột rút là vô cùng cần thiết, giúp quá trình bơi lội được diễn ra một cách an toàn. Trước khi bơi, bạn hãy uống đủ nước, cung cấp chất điện giải và khởi động cơ bắp thật kỹ. Người bơi có thể khởi động bằng hình thức chạy cự ly ngắn, nhanh chậm thay đổi rồi quay lại trạng thái cân bằng. Sau đó, khởi động đốt sống cổ, khớp hông, cổ chân, ngón chân và khớp gối,…

Không nên bơi tại các khu vực nước sâu, tránh mang chân vịt bơi nhanh làm bạn dễ bị chuột rút. Hoạt động bơi cần có sự phối hợp nhẹ nhàng, thoải mái không gắng bơi quá sức khiến căng cơ chuột rút. Tuyệt đối không đến vùng nước chảy xiết, nước xoáy. Khi cơ thể đã có dấu hiệu mệt mỏi, nên giảm tốc độ để vào bờ, tránh gắng quá sức làm xảy ra tình trạng đuối nước.

Những người thường xuyên luyện tập, cường độ cao cần phải kéo giãn cơ trước và sau khi bơi. Giữ mỗi lần căng cơ bắp chân, bàn chân trong khoảng thời gian 2 phút và sau 20 – 30s thì đổi bên. Hãy nghỉ ngơi 10 cho đến 15 phút sau khi bơi, rồi tắm nước ấm và kéo giãn để cơ thể không bị căng cứng. Trong trường hợp nếu bạn bị chuột rút, hãy kéo căng nhẹ nhàng và xoa bóp kết hợp chườm đá.

Kết luận

Chuột rút khi bơi là tình trạng quen thuộc hay xảy ra đối với người tập luyện. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu cách khắc phục để đảm bảo quá trình bơi lội được diễn ra an toàn nhất. Hy vọng những thông tin mà CITIGYM chia sẻ đã cung cấp đến bạn nhiều điều bổ ích. Nếu bạn muốn được tư vấn các thông tin về chế độ tập luyện thể thao và ăn uống khoa học hợp lý, hãy đến ngay với trung tâm để trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất nhé!

 

Tags
Bài viết liên quan
CITIGYM 1900 633 638 /storage/uploads/logocitigym.png
Citigym Thành Thái
52 Thành Thái
Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Phổ Quang
119 Phổ Quang
Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Bến Vân Đồn
34-35 Bến Vân Đồn
Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Vạn Hạnh Mall
Lầu 7 TTTM Vạn Hạnh Mall
Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Sunrise
23 - 25 - 27 Nguyễn Hữu Thọ
Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Quang Trung
628 Quang Trung
Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Lê Văn Việt
144 Lê Văn Việt
Phường Hiệp Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Điện Biên Phủ
526 Điện Biên Phủ
Phường 21, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam
Citigym Trường Chinh
Số 02 Trường Chinh
Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Viet Nam